Ngày 20-9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lee Jong Seop đã trả lời về trường hợp nghĩa vụ quân sự đặc ʙɪệᴛ của BTS. Ông cho biết: “Nhắc lại một lần nữa, quan điểm của Bộ Quốc phòng không thay đổi so với quan điểm trước đây về vấn đề nghĩa vụ quân sự của BTS”.
Vấn đề nhập ngũ của BTS đã có kết quả
Trước đó, thị trưởng thành phố Busan Park Hyung Joon đã đề xuất với Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho phép BTS thực hiện nghĩa vụ quân sự thay thế. Tức là thay vì nhập ngũ và phục vụ trong quân đội, nhóm có thể làm đại sứ cho Hội chợ World Expo 2030.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng cho biết sẽ khó mở rộng hệ thống nghĩa vụ thay thế xét về tính công bằng của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì thế các thành viên BTS vẫn sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời gian tới.
Cuối cùng, sau gần 2 năm thảo luận, tranh cãi kịch liệt về việc BTS phải nhập ngũ hay được đặc cách miễn trừ với hàng loạt ý kiến, dự thảo cuối cùng đã đi đến kết luận: các thành viên thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc như… lệ thường.
Anh cả BTS – Kim Seok Jin sẽ sớm lên đường nhập ngũ vì chạm mốc tuổi 30
Theo luật Hàn Quốc hiện hành, tất cả đàn ông khỏe mạnh đều phải phục vụ trong quân đội 18-21 tháng theo chế độ nghĩa vụ. Họ không thể trì hoãn việc nhập ngũ sau khi bước sang tuổi 30. Đặc ʙɪệᴛ, quốc gia này miễn trừ cho các vận động viên, nhạc sĩ và nghệ sĩ giành được vị trí cao nhất trong các cuộc thi quốc tế.
Như vậy, thành viên Jin (Kim Seok Jin) của BTS sinh năm 1992 sẽ sớm nhận thông báo nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong năm 2022. Ngay khi thông tin kết luận việc nhập ngũ của BTS được công bố, nhiều người đã thở phào vì cho rằng quá mệt mỏi với việc nhập ngũ của nhóm nhạc 7 thành viên.
Một số bình luận nổi bật:
– “Nhập lẹ đi tui mệt quá nè, quăng qua quăng lại quài”.
– “Một số idol đến tuổi nhập ngũ thì fan không nỡ. BTS đến tuổi nhập ngũ thì fan: đi nhanh giùm”.
– “Dăm ba bữa lại lôi ra bàn, bàn tới bàn lui, bàn qua bàn lại từ 2018 luôn á chèn, mắc mệt”.