Skip to main content

Ứng viên Tổng thống, chứng nhân lịch sử của Phong trào dân chủ công khai lên áɴ ‘Snowdrop’

Cho đến lúc này, có thể nói rằng những ồn ào xung quanh “Snowdrop” đã không còn là tranh cãi chỉ gói gọn trong phạm vi của giới giải trí. Kể từ khi tập đầu tiên lên sóng vào ngày 18 tháng 12, đã và đang lần lượt có khá nhiều nhân vật có tiếng nói trong xã hội liên tục công khai bày tỏ ý kiến của mình về bộ phim này. Tất nhiên, cũng có những người đi ngược lại với ý kiến của số đông và bênh vực kịch bản “Snowdrop“. Thế nhưng rõ ràng không khó để nhận ra phần lớn những cá nhân có liên quan trực tiếp đến bối cảnh lịch sử của phim (hoặc đại ᴅɪệɴ của họ) đều đang phản đối “Snowdrop” vô cùng gay gắt.



Bài báo: [Độc quyền] Đại ᴅɪệɴ liệt sĩ Park Jong Chul: “”Snowdrop” gây tổn thương lần 2 cho các nạn nhân bị đổ oan là gián điệp”

Bài báo: [Độc quyền] Đại ᴅɪệɴ liệt sĩ Lee Han Yeol: “”Snowdrop” xuyên tạc lịch sử, giống như ca ngợi Đức Quốc xã”

Sau đại ᴅɪệɴ của các Quỹ tưởng niệm liệt sĩ Park Jong Chul và Lee Han Yeol – những người được xem là gương mặt tiêu biểu cho Phong trào dân chủ 1987, vào chiều 21 tháng 12, một nữ chính trị gia có tên là Sim Sang Jung đã đăng bài trên Twitter bày tỏ ý kiến của mình về bộ phim gây tranh cãi đang phát sóng trên JTBC. Lý do vì sao bài viết này được quan tâm nhiều đến vậy là bởi Sim Sang Jung không chỉ là ứng viên Tổng thống cho cuộc bầu cử sắp tới của Hàn Quốc mà còn là một chứng nhân lịch sử từng tham gia đấu tranh trong Phong trào dân chủ 1987 – cũng chính là bối cảnh của bộ phim “Snowdrop“.



Toàn bộ nội dung 3 bài tweet của Sim Sang Jung về “Snowdrop”:

Cách đây không lâu, tôi từng nói về cái ᴄʜếᴛ của Chun Doo Hwan rằng: “Chúng ta phải liên tục suy ngẫm xem thời đại của Chun Doo Hwan đã thực sự kết thúc hay chưa”. Khi theo dõi những tranh cãi về bộ phim “Snowdrop”, tôi nhận ra đó không phải là nỗi lo hão huyền mà là thực tế hiện hữu trước mắt chúng ta. Tôi cảm thấy đau đớn trước những nỗ lực đánh giá lại thời kỳ khắc nghiệt của Chun Doo Hwan sau những nỗ lực đánh giá lại chính Chun Doo Hwan“(Chung Doo Hwan là cựu Tổng thống Hàn Quốc trong giai đoạn 1980 – 1988, là người đứng đầu chính quyền độᴄ tài tại Hàn Quốc vào thời điểm Phong trào dân chủ ɴổ ra).



Nếu bạn không cảm thấy có vấn đề gì trong một bộ phim có sự xuất hiện của gián điệp thâm nhập vào những cuộc vận động dân chủ, của Cơ quan An ninh vì chính nghĩa, của những sinh viên không có bất kỳ lo lắng nào về thời đại mình đang sống, hay của một người tương tự như Chun Doo Hwan vốn được miêu tả như cha đỡ đầu mafia, thì trái lại đó mới chính là vấn đề. Chúng ta nên nhớ rằng những vết thương của sự tra tấn, của những lần đổ oan (cho sinh viên) là gián điệp của chính quyền Chun Doo Hwan đã kéo dài hơn một thế kỷ rồi. Các nạn nhân vẫn còn đang sống đấy thôi“.

Nếu muốn soi sáng một thời kỳ khắc nghiệt thì nhân vật chính phải được khắc họa như những công dân bình thường, đã đổ ᴍáᴜ, đổ mồ hôi và nước mắt để đổi lại nền dân chủ cho Hàn Quốc chứ không phải là một tên gián điệp hay nhân viên của Cơ quan An ninh thuộc chính quyền độᴄ tài. Đã từng có một tiền lệ quá xuất sắc từ bộ phim “Youth Of May” đó thôi. Dù là tự do sáng tạo cũng phải biết cúi đầu trước những ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ của lịch sử“.



Bỏ qua các vấn đề chính trị nhạy cảm, rất nhiều người Hàn Quốc đã và đang liên tục bày tỏ sự đồng tình trước bài viết của Sim Sang Jung. Cộng đồng ᴍạɴɢ xứ củ sâm cho rằng Sim Sang Jung hoàn toàn có quyền lên tiếng trước vấn đề này bởi bà chính là người đã trực tiếp tham gia vào Phong trào dân chủ, đồng thời câu cuối cùng trong bài viết “Dù là tự do sáng tạo cũng phải biết cúi đầu trước những ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ của lịch sử” hiện đang khiến không ít netizen vô cùng xúc động vì đã gói gọn tất cả những gì người Hàn muốn nói trong vụ tranh cãi này.

– “Tôi cũng chẳng thích Sim Sang Jung đâu nhưng lần này bà ấy nói đúng quá còn gì”



– “Mẹ tôi từng sống ở một ngôi làng nhỏ, tôi từng nghe bà kể câu chuyện về một anh hàng xóm đã bị tàn tật trong giai đoạn đó và trở về quê sống… Không chỉ nạn nhân vẫn còn sống mà ngay cả nhân chứng cũng còn sống kia mà…”

– “Sim Sang Jung là người từng trực tiếp tham gia Phong trào dân chủ đấy, bà ấy hoàn toàn có đủ tư cách để lên tiếng”

– “”Dù là tự do sáng tạo cũng phải biết cúi đầu trước những ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ của lịch sử”. Viết hay thật… Một câu nói gói gọn tất cả những gì đang xảy ra lúc này”

– “Đã là người Hàn Quốc thì không một ai có thể phản bác lại lời Sim Sang Jung cả. Từng câu từng chữ đều rất đúng đắn”



– “Người có học viết ra có khác… Văn của sinh viên Đại học Quốc gia Seoul đúng là đọc đến đâu thấm đến đó. Đặc ʙɪệᴛ là câu “Dù là tự do sáng tạo cũng phải biết cúi đầu trước những ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ của lịch sử””

– “Sim Sang Jung cũng là nhân chứng sống của thời đại đó đấy. Biết bao nạn nhân và nhân chứng đã lên tiếng phản đối rồi, tại sao vẫn chịu dừng lại…”

– “Quả nhiên sức nặng từ tiếng nói của người trong cuộc vẫn khác hẳn… Câu “Các nạn nhân vẫn còn đang sống đấy thôi” nghe buồn thật đấy…”

– “Nhưng ngay cả ứng viên Tổng thống mà cũng vào cuộc thế này thì game over thật rồi”

– “”Dù là tự do sáng tạo cũng phải biết cúi đầu trước những ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ của lịch sử”… Câu này hay quá đi mất ㅠㅠㅠ”



Trước đó, JTBC vừa đưa ra thông báo chính thức một lần nữa phủ nhận cáo buộc xuyên tạc lịch sử trong nội dung “Snowdrop“, qua đó gián tiếp khẳng định phim vẫn sẽ tiếp tục lên sóng bất chấp hơn 300.000 chữ ký phản đối của người Hàn trên trang web Nhà Xanh. Vụ việc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngay sau thông báo của JTBC, cư dân ᴍạɴɢ Hàn Quốc đã đệ đơn kiện ekip “Snowdrop” và người đứng đầu nhà đài lên chính phủ với tội danh vi phạm Luật An ninh Quốc gia.