Skip to main content

Khán giả thích thú với cô gái Pakistan hát nhạc Sơn Tùng M-TP

Mới đây Nhà triển lãm Việt Nam tại Triển lãm Thế giới (EXPO) Dubai 2020 ʙấᴛ ɴɢờ đón một vị khách đặc ʙɪệᴛ từ Pakistan. Trong video được lan truyền trên ᴍạɴɢ xã hội, cô gái có tên Seerat tự tin thể hiện ca khúc “Chúng ta không thuộc về nhau” của Sơn Tùng M-TP bằng tiếng Việt, dù còn ngọng nghịu nhưng cũng đủ khiến cộng đồng ᴍạɴɢ thích thú.

“Em phải nói rằng, em là fan hâm mộ nhất của anh từ nước Pakistan. Em yêu anh ấy và yêu bài hát của anh, nhất là bài ‘Chúng ta không thuộc về nhau’. Em thích mặc áo dài. Em yêu văn hóa Việt Nam và yêu Sơn Tùng M-TP” – cô gái Pakistan nói về tình cảm với thần tượng của mình. 



Khán giả thích thú với cô gái Pakistan hát nhạc Sơn Tùng M-TP | VOV.VN

Tình cờ đón tiếp Seerat tại Nhà triển lãm Việt Nam ở Dubai là ông Trần Nhất Hoàng, Phó Tổng đại ᴅɪệɴ Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông Trần Nhất Hoàng cũng là cựu thành viên nhóm Bức Tường.

Ông Trần Nhất Hoàng cho biết: “Tôi đã thật sự ʙấᴛ ɴɢờ khi tình cờ gặp được 1 cô bé Pakistan, giữa biển người ở một thế giới Hồi giáo xa lạ, có thể hát tiếng Việt toàn bộ bài hát của Sơn Tùng M-TP chỉ vì yêu thích cậu ấy qua Youtube, chứ không có bất cứ sự liên kết nào khác. Em ấy đến từ Pakistan chứ không phải từ nơi mà nhạc Việt ít nhiều có sự hiện ᴅɪệɴ chính thức hơn. Tình yêu đó tự nhiên lan luôn sang cả yêu văn hoá, con người Việt Nam”.



Phó Tổng đại ᴅɪệɴ Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai cho biết cô gái Pakistan ghé Nhà Triển lãm Việt Nam để hỏi về áo dài và nói đã xem “cả ngàn lần video của Sơn Tùng cho đến khi thuộc”. “Chúng tôi tặng bạn ấy 1 món quà vì câu chuyện tình cảm thú vị của bạn ấy với đất nước Việt Nam của tôi và của Sơn Tùng M-TP, như một cử chỉ góp thêm vào uy tín mà không dễ để Sơn Tùng MTP, bằng âm nhạc của mình, đã mang hình ảnh đẹp của Việt Nam đến phần xa lạ này của thế giới, ít nhất là đến 1 cô gái” – ông Trần Nhất Hoàng nói.

Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO Dubai 2020 đã thu hút rất nhiều lượt khách tham quan sau hơn 1 tháng hoạt động. Ảnh: www.vietnamexpo2020dubai.com



Cựu thành viên nhóm Bức Tường cho rằng câu chuyện cô gái từ Pakistan yêu thích nhạc Việt Nam qua Youtube là một hiện tượng đáng chú ý. Trên thế giới, sự phổ biến âm nhạc xuyên quốc gia chủ yếu là Anh – Mỹ có truyền thống và là cường quốc tiếng Anh, trường hợp khác phải là ngôn ngữ, vùng văn hoá chung như tiếng Arab tại Trung Đông, tiếng Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh, Ấn Độ tại Nam Á, hay tiếng Pháp trong khối Pháp Ngữ – châu Phi; hoặc cộng đồng đang sinh sống tại nước ngoài phổ biến nhạc quê hương ở nước sở tại trong phạm vi hẹp, hay người sống ở nước khác và yêu âm nhạc nước đó…

Ngoài ra phải kể đến hiện tượng Hàn Quốc phổ biến âm nhạc tiếng Hàn trên thế giới gần đây, nhờ chất lượng, công nghệ giải trí vô cùng hấp dẫn được hỗ trợ bởi vị thế quốc gia về các sản phẩm hàng hoá thời trang, điện thoại, xe hơi, mỹ phẩm, phim ảnh… Tương tự 40-50 năm trước âm nhạc Nhật Bản được lan truyền rộng khắp khu vực Đông Bắc, Đông Nam châu Á theo sự lên ngôi của hàng hóa “Made in Japan”.



“Nói vậy để thấy, mang được bài hát lời Việt Nam đi ra thế giới là không đơn giản chút nào, ít nhất là lúc này. Ai làm được, chúng ta phải cổ vũ hết sức!” – ông Trần Nhất Hoàng nói./.

Hải Nam/VOV.VN