Skip to main content

Loạt sao gốc Hoa gặp rắc rối vì quốc tịch: Tạ Đình Phong, Trần Phi Vũ phải đổi quốc tịch vì áp lực

Từ tháng 7 đến nay, hai ngôi sao có sức ảnh hưởng rộng rãi Trần Phi Vũ, Tạ Đình Phong lần lượt thông báo từ bỏ quốc tịch Mỹ và Canada. Những năm qua, vấn đề “người ngoại quốc” gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp của họ khi hoạt động ở quê nhà. Trên Weibo, Phi Vũ bị một bộ phận khán giả phản đối, họ viết: “Anh ta không có năng lực, không trụ được ở Mỹ nên về Trung Quốc dựa dẫm cha mẹ ᴋɪếᴍ tiền”… Cha mẹ anh là đạo diễn, diễn viên kỳ cựu – Trần Khải Ca, Trần Hồng.

Trần Phi Vũ sinh năm 2000 ở Mỹ, hiện học Học viện Điện ảnh ở Bắc Kinh

Tạ Đình Phong, dù hoạt động lâu năm ở làng giải trí, cũng vấp phải sự phản đối. Trên CCTV, anh cho biết ngạc nhiên, bất bình vì khán giả nhằm vào quốc tịch để phê phán anh. Tài tử từ bỏ tư cách người Canada để “quảng bá tinh thần, văn hóa Trung Quốc”, ở các lĩnh vực như kungfu, ẩm thực…



“Mulan” do Diệc Phi đóng chính. Khi ra mắt năm 2020, một bộ phận khán giả kêu gọi tẩy chay vì Lưu Diệc Phi “là người nước ngoài nhưng đóng chính nữ anh hùng Trung Quốc”

Tờ China Youth Daily cho rằng quốc tịch nước ngoài là vấn đề nhạy cảm, khó trốn tránh của người nổi tiếng. Những tên tuổi như Củng Lợi, Lý Liên Kiệt, Lưu Diệc Phi… dù có các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, cũng là mục tiêu công kích của không ít khán giả vì mang hộ chiếu Mỹ, Singapore… Blogger giải trí Jiandingguan từng viết về Củng Lợi: “Không nên éᴘ buộc nghệ sĩ theo quốc tịch nào cũng không nên đánh ɢɪá đạo đức của họ qua việc này. Nhưng Củng Lợi có được thành tựu như hôm nay, phần lớn là nhờ Trung Quốc cho cô ấy. Vậy mà, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, Củng Lợi từ bỏ đất nước vì lợi ích cá nhân”.



Tuần qua, ᴍạɴɢ xã hội lan truyền danh sách 43 nghệ sĩ bị hạn chế hoạt động vì mang hộ chiếu nước ngoài. Cơ quan chức năng chưa phản hồi sự việc, nhưng từ tháng 2/2020, Tổng Cục Phát thanh, truyền hình từng ban hành quy định về chọn người tham gia chương trình truyền hình, Internet, trong đó yêu cầu đơn vị sản xuất “thận trọng khi chọn người nước ngoài..”.

Chloé Zhao, đạo diễn người Mỹ gốc Hoa, là trường hợp bị tẩy chay điển hình nhất. Cô là nữ đạo diễn gốc Á đầu tiên thắng Đạo diễn xuất sắc tại Quả Cầu Vàng và Oscar, từng được khán giả Trung Quốc ca ngợi. Song từ vinh danh, họ chuyển sang chỉ trích khi phát hiện Chloé Zhao từng nói “Trung Quốc là nơi nhiều dối trá” hay “Mỹ là đất nước của tôi”. Phim Nomadland do Chloé Zhao đạo diễn vốn ấn định ra rạp Trung Quốc song bị hủy chiếu. Truyền thông nước này đồng loạt không đưa tin về Chloé Zhao và lễ trao giải Oscar 2021. Weibo cũng chặn mọi kết quả tìm ᴋɪếᴍ liên quan đạo diễn và lễ trao giải.



Củng Lợi hiện mang quốc tịch Singapore. Năm 2012, MC nổi tiếng Trung Quốc – Dương Lan – hỏi diễn viên lý do đổi quốc tịch, Củng Lợi nói: “Tôi nghĩ mình không cần giải thích nguyên nhân, đây chỉ là lựa chọn cá nhân”

Trang Variety đánh ɢɪá Trần Phi Vũ khôn ngoan khi nhập quốc tịch Trung Quốc, trong bối cảnh thị trường phim ở quốc gia này lớn nhất thế giới, ngành giải trí phát triển mạnh mẽ. Trang này viết: “Quyết định của Trần Phi Vũ cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc”. Cây viết Rebecca Davis còn dẫn nhiều ý kiến của các blogger phim ảnh, cho rằng việc nghệ sĩ Trung Quốc ra nước ngoài tìm ᴋɪếᴍ cơ hội phát triển sự nghiệp đã lỗi thời, họ sẽ có tương lai hơn nếu chăm chỉ rèn luyện kỹ năng diễn xuất ở quê hương. Các blogger dẫn chứng những năm gần đây, tác phẩm đạt doanh thu cao nhất phòng vé đều là phim nội địa. Trong top 10 phim ăn khách nhất mọi thời, chỉ có một phim nước ngoài sản xuất, là Avengers: Endgame.



New York Times cho rằng trong bối cảnh tinh thần chủ nghĩa dân tộc tăng cao ở Trung Quốc, đội ngũ “người yêu nước” trên ᴍạɴɢ xã hội có thể ảnh hưởng số phận của một bộ phim hoặc một công ty trong lĩnh vực giải trí.