Skip to main content

Tổng thống Triều Tiên Kim Jong-Un ‘nhắm’ vào fan hâm mộ BTS trong ‘trận chiến’ chống văn hóa Hàn Quốc xâm nhập!

Tổng thống Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên chiến với K-Pop và đặc biệt nhắm vào người hâm mộ BTS trong một cuộc chiến về văn hóa âm nhạc.

Nhà lãnh đạo tối cao 37 tuổi đã đặt vấn đề với những giai điệu truyền nhiễm của nhạc pop Hàn Quốc – vốn pha trộn giữa phong cách âm nhạc châu Âu với lời bài hát Hàn Quốc.

Ông Kim đã tuyên bố rằng phong cách âm nhạc này là một “căn bệnh ung thư quái ác” và nói rằng nó có nguy cơ làm băng hoại người dân Triều Tiên – những người đang sống dưới sự kiểm soát độc tài của ông.

Chính phủ của ông Jong-un hiện đang nghiêm cấm sự xâm nhập của phong cách âm nhạc vào đất nước này vì ông coi đó là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ nghĩa xã hội Triều Tiên”.



TMZ đưa tin: “Các tài liệu bị rò rỉ từ chính phủ Triều Tiên cho thấy ông Kim đang thực hiện một chiến dịch chống K-Pop để ngăn chặn cái mà ông ấy gọi là ‘căn bệnh ung thư quái ác’ của các nhóm nhạc pop Hàn Quốc mang lại.

Các tài liệu, được đăng tải chi tiết trên New York Times, bóc mẽ K-Pop vì đã truyền bá chủ nghĩa‘ chống chủ nghĩa xã hội và ‘làm hỏng’ trang phục, kiểu tóc, lời nói, hành vi của giới trẻ.”

Họ viết: “Điều đáng sợ là thật khó để dự đoán được việc ông Kim sẽ đi bao xa để ngăn chặn những gì ông ấy coi là một cuộc xâm lược văn hóa đến từ Hàn Quốc và các nhóm nhạc nam của đất nước này”.



Bài báo cũng nói thêm: “Trong khi BTS và các nhóm nhạc K-pop khác đang tung ra những bản hit có tính viral như Dynamite … thì Kim Jong-un sẽ là một ‘chất nổ’ để chống lại điều này”

Mối đe dọa mới nhất đối với K-Pop sẽ xuất hiện ba tháng kể từ ngày tổng thống Kim Jong-Un đưa ra lời đe dọa đối với ngành giải trí xứ Kim Chi.

Vào tháng 3, một trang web tuyên truyền của Triều Tiên đã bị phanh phui khi mô tả các nghệ sĩ: “bị ràng buộc với những hợp đồng không công bằng không thể tin được ngay từ khi còn nhỏ, bị giam giữ tại nơi đào tạo và bị đối xử như nô lệ sau khi bị những người đứng đầu nghệ thuật độc ác và đồi bại cướp đi cơ thể, trí óc và linh hồn của họ – các tập đoàn liên quan”.



Ngành công nghiệp K-pop nổi tiếng là khắc nghiệt và khó thâm nhập, nhưng bài báo của Triều Tiên không đưa ra bằng chứng nào về những cáo buộc mà họ đề cập. 

 

Chuyên gia Keith Howard, từ Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London, đã chia sẻ với CNN vào thời điểm đó: “Không có bằng chứng nào cho thấy mọi người đang tạo ra bất kỳ bản nhạc nào của riêng họ ngoài những gì được cấp phép bởi trung ương.

Công ty thu âm duy nhất thuộc sở hữu nhà nước và không có buổi biểu diễn nào được phép ngoài những gì được cho phép.”

“Bạn thậm chí không có quyền tạo từ mới (cho các bài hát hiện có), và nếu đã làm vậy, bạn phải cực kỳ cẩn thận, bởi vì nếu chúng được cho là không phù hợp, bạn sẽ gặp rắc rối.”



Những người đào tẩu nói rằng những người Bắc Triều Tiên bị bắt quả tang tiêu thụ nội dung nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ, thường phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc. Trong lịch sử thì không có luật như thế, nhưng tình hình đang dần thay đổi.