Skip to main content

BTS càng nổi tiếng càng cô đơn, nhóm nhập ngũ khiến kinh tế Hàn Quốc ‘tiếc đứᴛ ruột’

Mới đây, trong một gameshow, Jin (BTS) đã ʙấᴛ ɴɢờ tiết ʟộ về đời tư. The đó, anh thừa nhận mình thiếu kỹ năng xã hội bởi dành quá nhiều thời gian để tập luyện và biểu diễn cùng BTS. Chia sẻ với Lee Young Ji trong My Alcohol Diary, Jin nói: “Anh hơi bị thiếu kỹ năng xã hội. Vì anh bắt đầu làm thực tập sinh từ năm 20 tuổi nên từ đó đến giờ anh không có nhiều bạn. Nếu nhìn vào danh bạ điện thoại thì chỉ thấy có dưới 10 cái tên là nghệ sĩ nổi tiếng thôi. Hầu hết mọi người không muốn làm bạn với anh vì họ cảm thấy áp lực”.

Đây không phải lần đầu tiên nam ca sĩ nói về đời tư sau khi nổi tiếng. Trước đó trong chương trình Break The Silence, anh từng chia sẻ: “Tôi vốn dĩ không thay đổi nhưng bạn bè lại cảm thấy bất tiện khi ở bên tôi. Tôi đã mất rất nhiều người xung quanh mình. Đối với Kim Seok Jin (tên thật của Jin) không có nhiều sự thay đổi và tôi đang có một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Nhưng với tư cách là Jin của BTS, cuộc sống có lẽ có đôi chút khó khăn”.



 

Kể từ năm 20 tuổi, Jin dành hoàn toàn thời gian cho BTS. (Ảnh: IT).

Cuộc sống của các idol K-pop vốn dĩ không hề mang “màu hồng” như nhiều người hâm mộ nghĩ. Họ liên tục phải biểu diễn, luyện tập và tham gia các chương trình do công ty quản lý sắp xếp. Càng nổi tiếng, thời gian dành cho bản thân của họ càng ít.

Trước đó, công ty quản lý của BTS đã công bố thông tin cả nhóm sẽ chính thức tham gia nghĩa vụ quân sự, đồng nghĩa với việc nhóm sẽ không lưu diễn hoặc ra mắt sản phẩm âm nhạc mới trong vài năm. Người bắt đầu nghĩa vụ đầu tiên sẽ là anh cả Jin của nhóm. 

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự của BTS đã từng gây tranh cãi. Tuy nhiên, với quyết định chính thức này, rõ ràng Hàn Quốc sẽ hứng chịu một “cú đấm” về mặt kinh tế.



Kể từ khi phát hành album đầu tiên cách đây 9 năm, nhóm nhạc nam từng được đề cử giải Grammy – bao gồm các thành viên RM, Jin, SUGA, j-hope, Jimin, V và Jung Kook – đã chứng minh sức mạnh kinh tế cũng như là thành công của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.

Vào năm 2018, Viện Nghiên cứu Hyundai cho biết, BTS đã đóng góp hơn 3,6 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc mỗi năm – tương đương với sự đóng góp của 26 công ty cỡ vừa.

Các nhà nghiên cứu của Hyundai cũng cho biết, nhóm nhạc nam đã thu hút một trong 13 khách du lịch đến thăm Hàn Quốc vào năm 2017 và tạo ra ước tính 1,1 tỷ USD từ xuất khẩu hàng tiêu dùng như hàng hóa và mỹ phẩm trong một năm.



BTS là “tài sản quốc dân” đối với Hàn Quốc. (Ảnh: IT).

Từ năm 2014 đến năm 2023, các nhà phân tích dự đoán BTS sẽ đóng góp 41,8 nghìn tỷ won (29,4 tỷ USD) cho nền kinh tế Hàn Quốc nếu ban nhạc duy trì được sự nổi tiếng của mình.

Theo Forbes, thành công về mặt thương mại của ban nhạc cũng đã khiến túi tiền của các thành viên ngày càng lớn. Tính chung, BTS có giá trị tài sản ròng là 50 triệu USD vào năm 2020.

Ngoài việc đóng góp sự giàu có cho Hàn Quốc, nhóm nhạc này đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc khuấy động thị trường tài chính của đất nước.

Thông báo tạm ngừng hoạt động của BTS vào tháng 6 đã chứng kiến cổ phiếu của công ty quản lý HYBE giảm một phần tư giá trị, với cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi công ty niêm yết cổ phiếu hai năm trước đó.



Tin tức về việc nhập ngũ của các thành viên ban nhạc vào đầu tuần đã khiến cổ phiếu của HYBE giảm 2,5%.

BTS là nhóm nhạc K-pop đầu tiên đạt vị trí số 1 trên Billboard 200. Họ cho biết “rất vinh dự được phục vụ” đất nước Hàn Quốc và sẽ tái hợp với tư cách là một nhóm vào năm 2025.