Skip to main content

Tại sao việc BTS tạm tan rã là ‘cú sốc’ đối với toàn Kpop?

BTS thông báo tạm dừng hoạt động nhóm khi đang ở đỉnh cao. Nhóm từng được đề cử giải Grammy, thống trị bảng xếp hạng Billboard, ʙáɴ ra hàng triệu bản album. Thậm chí sung sức đến mức được Tổng thống Joe Biden mời đến Nhà trắng, sau bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi nhận thấy dư luận trái chiều, giá cổ phiếu “lao dốc”, HYBE đính chính, BTS không tan rã mà sẽ bước sang một chương mới, thực hiện đồng thời hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân trong tương lai. 

Nhưng người hâm mộ toàn cầu bắt đầu nhận ra rằng, rất khó để mong đợi các hoạt động nhóm như trước đây, mọi thứ đang thay đổi và có thể là mãi mãi.



“Cú ꜱốᴄ BTS”

Theo Korea JoongAng Daily, video BTS đăng tải thông báo về kế hoạch, dự định của nhóm chỉ là lời chia sẻ đơn giản, không có hàm ý sâu xa từ một ngôi sao Kpop. 

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, tiết ʟộ này đã làm “chấn động” toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc, lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xứ kim chi và là niềm tự hào của quốc gia này.

Cổ phiếu giảm trên ᴅɪệɴ rộng. HYBE – công ty điều hành BTS – tụt giảm 25% giá trị cổ phiếu chỉ trong 1 ngày. HYBE đối mặt với khủng hoảng khi hơn 2.000 tỉ won vốn hóa thị trường đã bị ᴄướᴘ đi.



Không chỉ HYBE mà 3 ông lớn SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment cũng chịu ảnh hưởng với giá cổ phiếu giảm lần lượt 3%, 15% và 8%.

Hàng tỉ USD giá trị kinh tế biến mất trong nháy mắt, và thế giới tự đặt ra câu hỏi “Tương lai Kpop sẽ đi về đâu?”

BTS được mời đến Nhà Trắng.

Nhà phê bình âm nhạc Kim Zakka nhận định, “BTS là nhóm nhạc lớn nhất mà HYBE sở hữu và HYBE là một trong những công ty lớn nhất Kpop, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tin tức này tác động đến thị trường”.

Sở dĩ việc BTS “tạm tan rã” là “cú sốc” bởi nhóm đang đứng ở một vị trí quan trọng với HYBE nói riêng và cả Kpop nói chung. 



Âm nhạc Hàn Quốc đang ngày càng mở rộng, vươn tầm quốc tế với nhiều nhóm nhạc ghi thành tích trên các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, truyền thông quốc tế không đề cập nhiều đến các nhóm nhạc Kpop khác, ngoài BTS và Blackpink.

Các doanh nghiệp Kpop và những người hâm mộ âm nhạc từ lâu đã hiểu rằng, sự đa dạng là điều cần thiết để giữ cho âm nhạc tiếp tục phát triển.

Song, việc này cũng không hề đơn giản. Khi BTS tạm gián đoạn, HYBE có những kế hoạch dự trù như xúc tiến thành lập những nhóm nhạc mới để “lấp đầy khoảng trống”. Nhưng liệu có thể chắc rằng, tân binh của HYBE sẽ thành công như BTS?



Le Sserafim – nhóm nhạc “đàn em BTS” đang vấp nhiều tranh cãi.

Không thể chấp nhận việc BTS tan rã

Khi thông tin BTS tách ra hoạt động solo được chính các thành viên nhóm thông báo một cách đường đột, người hâm mộ nói rằng, họ ꜱốᴄ và hoang mang, đến nhiều ngày sau vẫn không tin đó là sự thật.

BTS là nhóm nhạc Kpop nổi tiếng toàn cầu, mỗi thành viên đều có số lượng fan đông đảo trên toàn thế giới, nên khi tách ra solo, 7 chàng trai vẫn sẽ được ủng hộ hết mình.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, “sức mạnh nhóm” luôn là một lợi thế của Kpop. Âm nhạc Hàn Quốc vươn tầm quốc tế cũng bởi thành công của hầu hết các nhóm nhạc như Big Bang, SNSD, BTS, Blackpink… chứ không phải các ca sĩ solo. 



Kpop có đặc thù là sự kết hợp của âm nhạc, vũ đạo và yếu tố trình diễn. Các idol Kpop thăng hoa trên sân khấu khi là một nhóm, một nguồn sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, nhóm nhạc đình đám như BTS tan rã là điều người hâm mộ không thể chấp nhận.

Netizen lo lắng BTS sẽ tụt dốc khi dừng hoạt động nhóm.

Ngày 22.6, một tuần sau tuyên bố của BTS, Lee Ja Yeon – chủ tịch Hiệp hội các ca sĩ Hàn Quốc – đã gửi một thông điệp đến nhóm và công ty quản lý HYBE Labels.

“Tôi vừa vượt qua nỗi sợ và lo lắng rằng, “Làn sóng Hallyu” do BTS dẫn đầu, một phong trào sở hữu sức mạnh văn hóa mềm lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến, sẽ sớm tan biến.



Những năm trước khi “Làn sóng Hallyu” ra đời, người ta tin rằng việc tìm ra “The Beatles tiếp theo” sẽ là một thành tích rất khó khăn. Và giờ đây, chúng ta đã đến thời điểm khó có thể hy vọng một ”BTS tiếp theo” sẽ sớm xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiều người lo ngại “nhịp tim” của Hallyu sẽ ngừng lại”, bà Lee Ja Yeon nói.

Theo bà Lee, “Nếu BTS ra đi, những người truyền bá văn hóa Hallyu, ARMY (fandom BTS), cũng ra đi. Ngành du lịch của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng và rất khó để hy vọng vào một tương lai cho Hàn Quốc như một trung tâm văn hóa ở Châu Á”.

 BTS tan rã có thể khiến làn sóng Hallyu ảnh hưởng lớn.