Skip to main content

Tôi ngưỡng mộ Sơn Tùng vì cậu này quá thông minh

Đó không phải sự lựa chọn của tôi mà đó là một cơ may khi những người làm phim về LGBT nghĩ đến và giao cho tôi vai này. Trong điện ảnh thì đâu có sự lựa chọn nào, đạo diễn tìm đến người nào phù hợp thì người ta mời thôi.

Với tôi thì cộng đồng LGBT rất phong phú. Họ sống, hoạt động, tồn tại và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả tinh cầu này chứ không chỉ riêng ở Việt Nam ta. Tuy nhiên ở góc nhìn một số những người làm điện ảnh ở xứ mình, thường họ thích khai thác các bạn LGBT ở tầng lớp bình dân. Nói một cách dễ hiểu, người ta dùng từ gay, ngoài danh từ chỉ những người đồng tính nam thì tính từ của nó mang nghĩa vui vẻ. Và đúng là những người trong cộng đồng LGBT họ rất vui, họ thường đem tiếng cười đến cho mọi người. Và những người đến từ tầng lớp bình dân thì họ dễ gây cười cho người khác hơn, vì họ không có khả năng kiềm chế bản thân, đó cũng là điều mà những người làm điện ảnh thường khai thác ở tầng lớp này. Cho nên đứng ở phương ᴅɪệɴ kinh doanh, ᴋɪếᴍ tiền thì đây là một cách thuận lợi, nhưng điều này cũng dần dần làm cho công chúng, xã hội đánh giá sai rằng cộng đồng LGBT chỉ là những người huyên náo, gây cười, ngoài ra thì không có gì khác. 



Đây là góc nhìn khá là phiến ᴅɪệɴ, vì cộng đồng LGBT theo tôi là tồn tại những người thuộc nhiều thành phần khác nhau. Ở một góc độ nào đó, đa số họ đều có tài năng, họ cống hiến rất nhiều cho sự thành công của nhân loại. Họ cũng có những người chững chạc, có văn hóa, tri thức, đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội. Lực lượng này đôi khi chúng ta bỏ quên, không đề cập tới, cho nên trong mắt rất nhiều người, người ta cứ nhìn LGBT là cộng đồng gây cười cho người khác, hay nói tệ hơn là làm trò hề. Nhìn thấy điều này xuất hiện nhiều trong phim điện ảnh khiến tôi khá ꜱốᴄ vì LGBT đâu phải vậy! Bạn bè LGBT của tôi họ thậm chí là những người có chức quyền, có thành tựu rất đáng khâm phục ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên tôi nghĩ chúng ta cần một cái nhìn khác đi trong điện ảnh để có một sự thừa nhận bình đẳng với nhau giữa con người với con người. Và Ngôi nhà bươm bướm là một phim đề cập đến một nhân vật của cộng đồng LGBT mà có cái nhìn nghiêm túc, tử tế, rất hợp suy nghĩ của tôi và tôi nhận lời.



Hồng Đào – Quang Minh là những người cùng thời với tôi, chúng tôi cùng học chung dưới mái trường nghệ thuật sân khấu nhưng dưới tôi 1, 2 khóa gì đó. Tôi và Hồng Đào nổi tiếng cùng lúc. Quý vị khán giả thời đó chắc cũng không xa lạ gì vở kịch mà tôi và Hồng Đào nổi lên là Đêm Họa Mi – một vở kịch của Liên Xô. Lúc bấy giờ tôi đã tốt nghiệp ra trường còn Hồng Đào mới học năm 2, chúng tôi cùng nhau đóng vở kịch đó và cùng tỏa sáng luôn. Sau đó tôi và Hồng Đào cũng từng diễn chung rất nhiều vở kịch trên truyền hình, tại sân khấu 5B Võ Văn Tần nên chúng tôi không xa lạ gì cách làm việc của nhau. 

Riêng với Quang Minh, Ngôi nhà bươm bướm bấm máy thì tôi và Quang Minh mới có cơ hội hợp tác với nhau. Nói vui thôi, đứng về bạn đồng môn thì tôi là đàn anh, Quang Minh – Hồng Đào là đàn em. Nên trong dự áɴ lần này thì Quang Minh có khớp với tôi và nể những ý kiến của tôi trong quá trình cùng sáng tạo với nhau.



Không phải tự nhiên mà Ngôi nhà bươm bướm lại muốn có hai gương mặt trẻ Liên Bỉnh Phát và Hoàng Yến Chibi đâu. Họ là một trong những diễn viên trẻ có độ hot ở hiện tại, cho nên sự có mặt của họ cũng góp phần lôi kéo một lượng khán giả trẻ đến với phim. Hơn nữa, cũng ngay thời điểm bấm máy, Liên Bỉnh Phát và Hoàng Yến lại ôm về không ít những giải thưởng có giá trị về điện ảnh, cho nên sự có mặt của họ trong dự áɴ này tôi cũng xem là một sự vinh dự cho tôi khi được đóng chung với diễn viên thế hệ trẻ có khán giả riêng của mình, và có những giải thưởng lớn quốc tế nữa. Tự nhiên như “thấy sang bắt quàng làm họ” vậy đó, mình cũng hãnh ᴅɪệɴ lây. 



Tôi, Quang Minh – Hồng Đào xuất thân từ sân khấu nên cũng có những chuẩn mực về đài từ của mình. Điều này cũng rất quan trọng với điện ảnh. Bởi điện ảnh bây giờ rất hiện đại, chúng tôi phải lấy tiếng trực tiếp chứ không lồng tiếng. Khi mà tập thoại kịch bản thì Phát bị khớp. Thoại của Phát tự nhiên lắm, nó thiếu phát âm chuẩn mực để khán giả có thể nghe tròn vành rõ chữ. Bởi vậy những diễn viên điện ảnh mà không có giọng đẹp thì làm giảm bớt độ hay của nhân vật nhiều. Đặc ʙɪệᴛ tới những cảnh quay Liên Bỉnh Phát, cả tôi, cả Hồng Đào, Quang Minh, Hoàng Yến đều chấp nhận quay lặp đi lặp lại rất nhiều lần cho Phát lấy được cảm xúc cho đến khi nào đạo diễn đồng ý thì thôi. Chính vì vậy sau khi phim đóng máy, chúng tôi có Qᴜᴀɴ ʜệ rất thân thiết như một gia đình. Tôi tin là trong phim này, vai của Phát là một trong những vai chính của phim chứ không phải vai thứ nữa.



Riêng đối với Hoàng Yến Chibi thì tôi thật sự có một sự ngưỡng mộ với cô gái bé nhỏ này. Hoàng Yến có khả năng nắm bắt tình huống và thích ứng rất tuyệt vời trước ống kính. Khi xem lại đường dây bộ phim thì tôi thật sự ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp của Yến. Cô ấy trẻ, và diễn hay đến mức không cần đợi ống kính quay đến mình mới diễn, ngay cả những phân đoạn của bạn diễn khác mà Yến ở vị trí làm nền sau lưng thôi, cô ấy cũng diễn. Diễn rất kĩ, cho nên khi chúng tôi diễn chung với nhau thì cô ấy không bị sai raccord (đoạn ᴄắᴛ từ cảnh này sang cảnh khác) cảm xúc xíu nào cả. Dù máy lấy xa, lấy gần người khác thì cô ấy cũng không bị sai raccord trong khi điều đó có thể xảy ra với nhiều diễn viên gạo cội. Tôi nghĩ điện ảnh Việt Nam có nhiều diễn viên trẻ giỏi nghề như vậy thì tôi tin rằng tương lai sẽ rất sáng sủa cho nghệ thuật diễn xuất.



Câu chuyện trong Ngôi nhà bươm bướm có thể xảy ra ở bất kì gia đình nào. Nếu không phải một người LGBT thì cũng là một nhân vật khác như một người trầm cảm, một người tự kỉ, một người có khí chất bất thường, thậm chí là tội phạm. Vậy ở trong gia đình đó, chúng ta có kì thị không, đối xử thế nào, hòa hợp ra sao? 

Gia đình là một thành tố cấu tạo xã hội, mỗi gia đình có những con người cũng như một xã hội có triệu triệu gia đình cấu tạo. Nếu chúng ta có một yếu tố đặc ʙɪệᴛ mà ta không hòa hợp, cô lập, loại trừ thì đó có thật sự là một gia đình hay không? Tôi không trả lời mà chỉ gợi mở thôi. Và khi các bạn xem Ngôi nhà bươm bướm, các bạn sẽ thấy một sự kết nối với bản thân mình. Nhiều người nghĩ đồng tính là bệnh, thậm chí còn tìm bác sĩ trị bệnh. Và một số bác sĩ tâm lý lại còn có những cách điều trị, khuyên bảo sao cho những người đồng tính dần dần thay đổi mình để thành người dị tính, tôi thấy điều này rất hoang đường! Bởi đồng tính không phải một bệnh, người ta sinh ra hormone trong người thế nào sẽ phát triển như thế. Chúng ta xem người đồng tính là ᴍáᴜ mủ, người thân, bạn bè của ta thì ta hãy hòa hợp và biến họ trở thành những người sống tích cực, không mặc cảm với xã hội, để họ có thể phát huy tốt nhất điểm mạnh của họ. 



Ai nói người dị tính không thể là tội phạm? Ai nói người dị tính không ích kỉ, hẹp hòi, đố kị? Tại sao những gì tệ nhất lại được áp vào người đồng tính? Đó là do chúng ta ích kỉ, hẹp hòi! Bản thân chúng ta sống chưa chắc đã tốt hơn một người đồng tính. Tôi nghĩ kì thị là điều tệ nhất trong nhân cách của con người. Cho nên qua câu chuyện Ngôi nhà bươm bướm, chúng tôi muốn gửi một thông điệp đến xã hội rằng bao giờ cũng phải xem lại chính mình, mình có tốt hơn người khác không mà phán xét người khác.

NSƯT Thành Lộc chia sẻ về Sơn Tùng trong buổi phỏng vấn độᴄ quyền cùng Yan News

Ở một góc độ nào đó thì từ phù thủy là một từ “thóa mạ” chứ không vui vẻ gì hết. Tuy nhiên trong nghệ thuật, gọi một người là “phù thủy” thì đó là một danh từ có tính ưu ái, khen tặng, ý nói nhân vật này có nhiều biến hóa trong lĩnh vực của họ. Tôi nghĩ đây chỉ là cách nhận định vui thôi chứ không áp lực gì cả. Đối với tôi là một vinh dự. Càng như vậy để mình thấy sự nỗ lực của mình xứng đáng. Tôi rất hạnh phúc khi được gọi như vậy.



Không phải chỉ ở Việt Nam, bất kì một đất nước nào cũng có cuộc khủng hoảng về nghệ thuật, ngoài những khủng hoảng về kinh tế. Tôi còn nhớ năm tôi qua New York tham gia liên hoan sân khấu, lúc đó cũng là một trong những năm mà sân khấu đang khủng hoảng trầm trọng. Tôi vào xem nhạc kịch thì sân khấu rất thưa vắng. Và mỗi lần diễn xong, những nghệ sĩ cầm poster, những chiếc áo in hình vở diễn bước ra sân khấu mời chào khán giả ᴍᴜᴀ để giúp họ tăng thêm thu nhập. Lúc đó tôi rất chạnh lòng bởi đây là chuyện chưa bao giờ xảy ra ở New York, ở sân khấu nhạc kịch Broadway. Họ gặp khủng hoảng là vì khán giả lao đi xem phim và bỏ rơi sân khấu. Nhưng bây giờ mọi thứ đã qua rồi. Tôi nghĩ ở đâu cũng vậy, tôi qua Tokyo cũng gặp tình cảnh tương tự, người ta làm hài kịch nhiều hơn chính kịch để kéo khán giả. Đó là những đất nước văn minh nhưng vẫn có những cuộc khủng hoảng như vậy. 



Cho nên tôi nghĩ ở Việt Nam cũng vậy thôi, khi chúng ta làm chưa hay, hết hay thì khán giả sẽ quên, bỏ rơi mình nhưng một ngày họ sẽ quay lại khi chúng ta lại có tác phẩm khác hay hơn. Tôi vẫn tin sân khấu kịch, sân khấu truyền thống là loại hình giải trí của người trí thức, và có sự am hiểu nhất định thì người ta mới thật sự yêu thích. Trong âm nhạc, nhạc Classic chỉ có những người hiểu biết mới đến xem và chấp nhận giá vé rất cao. Cái gì cũng vậy, nghệ thuật càng phong phú thì trình độ thưởng thức của công chúng càng hay thôi. Nếu một thời điểm nào đó họ chán cái này họ sẽ quay lại cái cũ. Tôi rất lạc quan nên không nghĩ nhiều về chuyện đó.



Chuyện đó là chuyện của cuộc đời thôi, ở đâu cũng vậy hết. Nghề nào cũng vậy chứ không riêng nghệ thuật. Bởi nghệ thuật đứng trước đám đông nhiều quá, người ta đứng trong ánh sáng hào quang nhiều quá nên dễ bị chú ý chứ ở đâu cũng có sự đào thải, nghề nào cũng vậy. Những người sống trong showbiz, họ phải luôn làm chủ bản thân, không buông thả mình. Vào thời mình ᴋɪếᴍ nhiều tiền thì cũng phải tích lũy đề về già sống. Còn những người cứ đu theo một nghề mà bản thân không xuất sắc thì đến một lúc cũng phải tìm nghề khác. Ngay cả một ngôi sao cũng phải tìm nghề khác để làm hậu thuẫn cho người ta, cho tương lai họ được yên ổn, an toàn. Những người cứ như con thiêu thân lao vào lửa thì sau này họ phải chịu trách nhiệm cho tương lai của mình thôi. 



Thế hệ trẻ mà không tôn trọng người lớn là thế hệ trẻ đó không có văn hóa. Bản thân mình mà đối xử với người lớn hơn mình như thế thì đến một lúc mình cũng bị đối xử lại như vậy thôi. Còn người lớn mà không được con nít tôn trọng thì cũng phải xem lại cách hành xử của mình thế nào. Cái nào cũng có nguyên nhân và kết quả của nó hết. Thế thôi, “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” mà.

Cơ bản vì tôi không thích thôi. Nó không hợp với mình. Mỗi người đều có quan điểm, tiêu chí của mình, có thể quan điểm, tiêu chí của gameshow đó không phù hợp với tôi. Và nếu tôi tham gia thì đôi khi tôi sẽ biến mình thành người ngớ ngẩn, trò hề. Nên tốt nhất là mình giữ hình ảnh của mình thôi. Mọi người có thể nói tôi lạc hậu, không phù hợp với gameshow thì cũng đúng. Cho nên tôi mới nói là do quan điểm của mỗi người mỗi khác.



Tôi không đồng tình với cách suy nghĩ này, chẳng qua là khi người ta làm gì khác thường hơn những cái mình đang có thì dễ gây sự chú ý thôi. Và dễ gây sự chú ý nên người ta thích cái đó hơn cái khác, chứ thật ra tất cả những vai diễn mà tôi được giải thưởng lớn từ xưa đến giờ không phải vai giả gái, toàn những vai nghiêm chỉnh và có học thuật. Nói như vậy không phải những vai giả gái của tôi không có học thuật, như vai diễn cô gái làng chơi trong Hợp đồng mãnh thú, đó là vai diễn mà tôi đạt huy chương vàng trong hội diễn sân khấu toàn quốc. Điều này có nghĩa là những thành tựu tôi có được vô cùng phong phú với những vai diễn khác nhau. Mà mọi người cứ thích tôi diễn giả gái nhiều hơn thì phải xem lại nha, bởi 90% những người thích đều thuộc cộng đồng LGBT, chứ còn những khán giả khác họ xem đều các thể loại vai của tôi mà. (Cười)



Không hề. Tôi không áp lực gì hết. Facebook của tôi không public, chỉ có bạn bè của tôi thôi. Trên đó tôi khá thoải mái, ngoài những bài đăng thể hiện chính kiến của mình, còn thể hiện quan điểm sống của mình với thời cuộc, và còn cả dung tục nữa, cũng rất cợt nhả, báng bổ. Đó là con người của tôi. Khi tôi báng bổ như vậy thì chỉ có bạn bè tôi mới cho phép được nhìn thấy cái đó, mà bạn bè tôi trên Facebook cũng cả ngàn người hơn rồi, nên tôi không có giữ mình gì đâu. Tôi chỉ ý thức chuyện như thế này, khi mình đã là tiền bối, thì tất cả những sáng tạo của tôi trong nghệ thuật phải mang tính mẫu mực, nghiêm túc, để các bạn trẻ học được ở tôi những sáng tạo đó. Kiểu như mình rút hết ruột gan ra để truyền nghề lại, để họ thấy dù mình làm điều cợt nhả trên sân khấu, thì đó cũng là sự cợt nhả chuyên nghiệp của một người có nghề. Tất cả các sáng tạo nghệ thuật của tôi vẫn phải thể hiện tính thẩm mỹ của một công dân, bởi tính nghệ sĩ công dân quan trọng lắm, nó thể hiện chính kiến của mình, thái độ của mình đứng trước thời cuộc. Đánh giá một nghệ sĩ là đánh giá sản phẩm nghệ thuật của họ đến với công chúng như thế nào, còn cách sống riêng của họ là chuyện cá nhân.



Tôi là một người thế hệ trước nên thể loại nhạc của Sơn Tùng tôi “đu” theo không được. Nhưng tôi rất ngưỡng mộ Sơn Tùng! Đối với cách nhìn của một người già như tôi, tôi vẫn thích bài Chắc ai đó sẽ về vì bài đó tôi nghe rõ lời, nghe được chất giọng của Tùng khá hay (Cười). 

Cách mà Sơn Tùng giới thiệu mình ra được thế giới thì những người ca sĩ cùng thời với cậu cũng phải học theo. Và tôi cũng đâu thấy Sơn Tùng tham gia gameshow nào đâu, không bao giờ xuất hiện. Cậu ta có một lối đi riêng, và lối đi đó có cộng đồng riêng của cậu ấy, như vậy là đủ. Tôi không phải người anti Sơn Tùng nhưng tôi vẫn nói là nhạc Tùng tôi nghe không được. Tuy nhiên, tôi vẫn thích Sơn Tùng vì cậu này quá thông minh và hát hay.



Tôi tự nhận mình là một người may mắn khi hiện tại vẫn sống được với nghề, thu nhập được nhờ nghề. Và bây giờ tôi đã ở độ tuổi mà mình có thể từ chối bớt công việc để sống chậm lại, để mình tận hưởng cuộc sống. Mình từ chối tức là mình chấp nhận ăn ít lại một chút, tiêu xài ít lại một chút cho cân bằng với thu nhập mình đang có. Điều quan trọng là mình được thảnh thơi, mình được nhẹ nhàng trái tim mình hơn. Tôi đã làm được điều mà mình đam mê từ nhỏ là diễn xuất. Cho đến bây giờ, thành tựu lớn nhất của tôi là được diễn xuất, may mắn hơn là được diễn trước ống kính, có nghĩa là hình ảnh của mình được nhân rộng ra cho nhiều người biết nữa. Tôi luôn nghĩ là mình được nhiều ân sủng của cuộc đời, thời điểm này mình vẫn còn làm ra được sản phẩm nghệ thuật thì mình còn trả nợ đời cho đến khi nào hết thì thôi. Đó là cái mình làm được. 



Còn không làm được chính là tôi không thể níu kéo tuổi tác lại, ngày càng già đi, sức khỏe kém dần. Chỉ sợ một ngày nào đó mình lực bất tòng tâm, không thể làm được nhiều cái mình muốn làm. Nói đến đây tôi lại chạnh lòng, kiểu như mình cô đơn trên con đường mình đang đi. Nhưng không sao hết, vẫn phải đi thôi, đi cho tới khi mà mình gặp được nhiều người cùng quan điểm nghệ thuật với mình. Cho nên, mình cứ tin đi!