Skip to main content

Đằng sau sự thành công toàn cầu của BTS và sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng Kpop (P1)

Đây là lý do vì sao vào tháng 3 vừa qua, các thành viên trong nhóm đã tập hợp tại phòng thu để mang đến những ʙấᴛ ɴɢờ tiếp theo cho người hâm mộ. Sắp tới, Big Hit sẽ có một sự thay đổi mới, đưa tên tuổi của họ trở thành công ty giải trí đa quốc gia toàn cầu.

Trong một video theo phong cách thời trang thập niên 90 với hơn 3,7 triệu lượt xem, Big Hit ghi lại toàn bộ quá trình thay đổi, từ việc chuyển trụ sở chính từ khu Gangnam, Seoul, trung tâm quyền lực truyền thống của K-Pop, đến một tòa nhà mới có cấu trúc kính bao phủ nằm tại phía bắc sông Hàn.

Điều ʙấᴛ ɴɢờ nhất là Big Hit công bố đổi tên. Công ty sẽ có ᴅɪệɴ mạo hoàn toàn mới với tên gọi “Hybe” cùng phương châm toàn: “Chúng tôi tin tưởng vào âm nhạc”. Giám đốc điều hành toàn cầu của công ty Lenzo Yoon cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra nhiều ca khúc và hướng đến phạm vi rộng lớn hơn, không bị giới hạn trong một ranh giới nhất định”.



Có thể nói, việc đổi tên thương hiệu của Big Hit là giai đoạn mới và có lẽ là tham vọng nhất trong sự phát triển của văn hóa đại chúng Hàn Quốc, một lĩnh vực xuất khẩu đang trên đà phát triển. Các nhà làm phim, truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc ngày càng thu hút khán giả toàn cầu, với những tác phẩm điện ảnh như ‘Parasite’ từng đoạt giải Oscar hay các bộ phim truyền hình ăn khách như ‘Hậu duệ mặt trời, Hạ cánh nơi anh’ gây sốt toàn châu Á.

Hybe, gã khổng lồ giải trí đứng sau hiện tượng K-Pop “BTS“, đang tỏ ra lão luyện hơn trong việc đưa hoạt động kinh doanh của mình ra toàn cầu, sau khi nhận được bài học từ các công ty đồng hương có nhiều năm vấp ngã trong việc nỗ lực tìm ᴋɪếᴍ danh tiếng lâu dài ngoài khu vực châu Á.



BTS trình diễn trong một buổi hòa nhạc trực tuyến 

Sự phát triển của công ty đối với một lực lượng người hâm mộ khắt khe trên Internet đã được đền đáp, nhất là trong thời kỳ đại dịch. Doanh thu hàng năm của Hybe tăng 36% từ năm 2019 đến năm 2020, thời kỳ mà ngành công nghiệp giải trí bị cản trở do không thể tổ chức các buổi hòa nhạc hoặc đưa nghệ sĩ đi lưu diễn. 

Trong đó, BTS mang về đến 87,7% doanh thu cho công ty quản lý trong nửa đầu năm ngoái, theo phân tích Mirae Asset. Đồng thời, nhóm nhạc thần tượng đã giúp công ty được định giá 4 tỷ USD trên Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc vào tháng 10. Song, con số đó rất dễ tổn thương trước hoạt động nhập ngũ sắp tới của 7 thành viên.



Cụ thể, vào sáng ngày 21/4, trên ᴍạɴɢ xã hội rộ lên thông tin BTS có thể cùng nhau nhập ngũ vào năm 2022. Hành động này nhằm giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn hoạt động nhóm, cũng như khoảng thời gian chờ đợi phát hành album mới. Tuy nhiên, nó lại mang đến rủi ro tài chính đối với các cổ đông mới của công ty.

Hybe và các đối thủ đang cực lực tuyển dụng thực tập sinh nước ngoài nhằm phát hành nhiều ca khúc đa ngôn ngữ và hợp tác với các thương hiệu toàn cầu để mở rộng danh tiếng. Đối với lượng nhà đầu tư và người hâm mộ ngày càng tăng, câu hỏi được đặt ra rằng: “Liệu công ty có thể duy trì thành công này lâu dài được hay không?”



Sức lan tỏa trong âm nhạc của BTS giúp xóa bỏ định kiến ca khúc không hát bằng tiếng Anh

BTS là một trong những nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên được biết đến rộng rãi ở Mỹ. Những bài hát của họ được đưa vào các trung tâm thương mại và trở thành nhạc nền cho nhiều video TikTok. Độ phủ sóng của 7 nam thần tượng ở gặp mọi nơi, từ phát biểu trước Liên Hợp Quốc đến xuất hiện trong các chương trình truyền hình. 

Thành công của BTS là điều không thể ngờ tới khi nó dường như không có ranh giới về địa lý. Đĩa đơn thứ 2 của nhóm, ‘Butter’, đã lọt top 10 ca khúc được phát nhiều nhất trên Spotify khu vực Mỹ, cùng với đó là album gần đây, ‘Map of the Soul: 7′, có hơn 60 tuần trụ vững trong bảng xếp hạng Billboard 200.  



Bang Si-hyuk, nhà sáng lập Hybe, xuất hiện trên màn ảnh trong buổi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 10 năm ngoái

Nhân vật đứng sau sự thành công về mặt thương mại của BTSBang Si-hyuk, nhà sáng lập Hybe và cũng đã trở thành tỷ phú thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm ngoái.

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình khi viết những giai điệu hấp dẫn cho JYP, một trong Big 3 của nền công nghiệp K-Pop. Sau đó tách ra để thành lập Big Hit Entertainment vào năm 2005. Đây được xem là nước đi mới lạ trong văn hóa kinh doanh Hàn Quốc, nơi lòng trung thành với công ty đầu tiên làm việc được đặt lên hàng đầu.



Động cơ phát triển chính của công ty là BTS khi ca khúc của nhóm đã nhận về nhiều thành tích chưa từng có. Cùng với việc trở thành nghệ sĩ đầu tiên đến đến từ quốc gia không dùng tiếng Anh có bài hát đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn Billboard Hot 100, BTS đã trở thành nhóm nhạc K-Pop đầu tiên được đề cử cho giải Grammy danh giá.

Nhưng để có được thành quả đó, họ đã phải trải qua gần 10 năm khổ luyện. Sau khi được tuyển chọn bằng quá trình thử giọng khắc nghiệt theo truyền thống ngành giải trí Hàn Quốc, nhóm đã phát hành album đầu tiên vào năm 2013. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu không tạo được tiếng vang ở cả Hàn Quốc và các quốc gia khác.



Cho đến năm 2015, BTS đạt được bước tiến đầu tiên trong sự nghiệp với bài hát lấy chủ đề về tuổi trẻ. Màu sắc âm nhạc của BTS thường đề cập đến sự đấu tranh của thanh thiếu niên Hàn Quốc, những người phải đối mặt với áp lực giáo dục đầy gay gắt trước khi bước vào môi trường làm việc vô cùng cạnh tranh.

Doanh số bán của Hybe theo khu vực trong 3 năm gần đây

Trong năm 2020, BTS trình làng ca khúc Dynamite, bài hát đầu tiên của nhóm được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã mang về giá trị kinh tế trị giá 1,43 tỷ USD cho Hàn Quốc. Có thể nói, BTS đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa và tạo ra 8.000 việc làm cho ngành du lịch cùng nhiều lĩnh vực khác.



Thần tượng gần gũi với công chúng

Army, tên gọi chung cho nhóm người hâm mộ (fandom) BTS, nổi tiếng với mức độ ủng hộ nhiệt tình dành cho thần tượng. Lực lượng này lớn đến mức mà các học giả chuyên nghiên cứu về fandom ví von rằng, Army có thể sánh ngang với fan hâm mộ The Beatles, ban nhạc rock huyền thoại đến từ Anh. Họ có fandom trung thành nhiều năm, gồm cả những người trưởng thành tuổi đời bằng với các thành viên trong nhóm.

“Mối Qᴜᴀɴ ʜệ giữa BTS và fandom gần như bạn bè, không như những ngôi sao và những người theo dõi đơn thuần”, Lee Ji-young, giáo sư tại Đại học Sejong và là tác giả của BTS, Art Revolution (BTS, cuộc cách ᴍạɴɢ nghệ thuật) nói với Nikkei.



Staci Custus, 28 tuổi đến từ Mỹ, lần đầu biết đến BTS vào năm 2017 khi đang làm trợ lý ngôn ngữ cho một trường học ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Vật lộn với sự cô đơn và thiếu tự tin khi thích nghi với cuộc sống mới, Custus tình cờ xem được các video của BTS trên YouTube.

“BTS mang đến âm nhạc với thông điệp cho một thế hệ trẻ đang áp lực để đi theo con đường giống như các đồng nghiệp cũ của họ, nhưng với sự hỗ trợ ít hơn từ mọi phía. Khi đó, tôi nhận ra rằng mình không đơn độc”, Custus nói.

BTS xuất hiện trong chương trình Tonight Show với Jimmy Fallon vào tháng 9/2018

Trong khi các nghệ sĩ Hàn Quốc từ lâu đã có lượng người theo dõi lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á, thì Mỹ, thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới, lại có thị hiếu khó chinh phục hơn rất nhiều.



Vào tháng 4, Hybe đã công bố một thỏa thuận trị giá ước tính 1 tỷ USD để mua lại 100% cổ phần của Ithaca Holdings, công ty đầu tư truyền thông và giải trí đang quản lý những siêu sao nhạc pop như Justin Bieber hay Ariana Grande.

Đối với những người hâm mộ, đó là bằng chứng cho thấy BTS đã phá vỡ định kiến lỗi thời rằng khán giả phương Tây luôn phớt lờ những ca từ không sử dụng tiếng Anh, quen với kiểu ngôi sao nhạc pop “kênh kiệu” hơn là hành động tương đối ngây thơ của thần tượng K-Pop.

Mục tiêu của việc mở rộng sẽ là đưa các nghệ sĩ của Ithaca lên Weverse, một nền tảng web do Hybe phát triển. Đây là nơi kết hợp các chức năng của Twitter, Instagram và YouTube thành một để nghệ sĩ có thể giao lưu với người hâm mộ.



Nền tảng này mang lại khoảng 90 triệu USD tiền lợi nhuận mỗi quý, thông qua việc bán vật phẩm và vé xem trình diễn. Các buổi hòa nhạc phát trực tuyến độᴄ quyền và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ cũng được tổ chức trên nền tảng này, lôi kéo người dùng dành thời gian cho nó.

“K-Pop liên tục phát triển, nhưng không có diễn đàn nào mà fandom toàn cầu có thể tụ họp để giao tiếp và kết nối”, Bang tuyên bố trong buổi giới thiệu thương hiệu. “Chúng tôi cần một không gian mà fandom toàn cầu có thể giao tiếp với các nghệ sĩ mà không có rào cản ngôn ngữ và tận hưởng tất cả các hoạt động của người hâm mộ, và đó là Weverse”.



Vật phẩm liên quan đến các nhóm nhạc chiếm phần lớn doanh số của Hybe

Một báo cáo gần đây của Samsung Securities cho thấy trong quý 4 năm ngoái, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Big Hit đạt 52,5 tỷ won (tương đương 47 triệu USD), tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Đặc ʙɪệᴛ hơn cả, đà tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh không có bất kỳ hoạt động nào của công ty được tổ chức trực tiếp. Doanh số bán album và các nội dung khác, như vé xem các buổi hòa nhạc trực tuyến, đã thúc đẩy sự gia tăng.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty đã vượt qua những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp âm nhạc. Được hỗ trợ bởi doanh thu phát trực tuyến tăng, Universal Music Group đã công bố mức tăng trưởng doanh thu 3,8% vào năm 2020, trong khi Sony Music tăng 9%. Họ là hai công ty âm nhạc lớn nhất thế giới.



“Những thành quả mà Hybe đạt được là nhờ sự kết hợp giữa sự phát triển công nghệ thông tin và K-Pop, nơi bản thân văn hóa cũng trở thành một nền tảng số. Công ty đang đưa các nghệ sĩ Mỹ lên nền tảng Weverse và tạo ra một hệ thống giúp các nghệ sĩ xây dựng kết nối mà họ có với người hâm mộ. Các công ty khác trong ngành có khả năng sẽ làm theo mô hình này”, Michelle Cho, Phó Giáo sư Đông Á học tại Đại học Toronto, Mỹ, trả lời với Nikkei.